Đền vua Đinh tiên Hoàng và đền vua Lê Đại Hành đều tọa lạc tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; khoảng cách giữa hai đền khoảng 300m. Hai ngôi đền này đều được xây dựng từ thời nhà Lý và được phục dựng dưới thời Hậu Lê (thế kỷ XVII) và được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt năm 2012.
Tìm hiểu đền vua Đinh Tiên Hoàng
Đền Đinh Tiên Hoàng quay hướng đông, lấy núi Mã Yên làm án. Nơi đây thờ vua Đinh Tiên Hoàng và các con trai của ông.
Đền vua Đinh được thiết kế và xây dựng độc đáo theo kiểu “nội công ngoại quốc”, tức là bên trong theo dạng chữ Công (Hán tự),bên ngoài theo dạng chữ Quốc; bao gồm 3 khu vực chính là: bái đường, thiêu hương rồi đến chính cung. Đường đi trong đền cấu trúc theo hình chữ vương, các công trình thiết kế đối xứng nhau theo đường chính đạo.
Ngọ môn quan (cổng ngoài dẫn vào đền) là ba gian lợp ngói. Phía trên cổng được thiết kế hai tầng mái che tám mái. Trên vòm cửa con có hai con lân vờn mây. Mặt trong cổng có khắc dòng chữ “Tiền triều phụng khuyết”.
Tiếp đến là tòa Nghi môn (cổng trong) là 3 gian dựng bằng gỗ lim. Qua Nghi môn ngoại, dọc theo đường thần đạo đến Nghi môn nội, các họa tiết trang trí trên Nghi môn nội giống với Nghi môn ngoại.
Đền thờ có hai lớp cửa vào đền cũng tương tự như hai vòng thành Hoa Lư xưa. Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi. Hai bên xập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối.
Tòa bái đường để bàn thờ cộng đồng. Thiêu hương có kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh: Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ.
Chính điện có 5 gian. Ngai thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được đặt ở chính giữa, sơn son thếp vàng. Ngai được đặt trên bệ với tượng rồng tạc giống như rồng nơi long sàng. Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối.
Ngọ môn quan
Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng
Sau lư hương là long sàng bằng đá có mặt và thành xung quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4m
Hai bên long sàng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối. Đây được coi là long sàng đá đẹp nhất, có giá trị nhất Việt Nam
Đặc biệt, mặt long sàng thể hiện một hình tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử điêu khắc Việt Nam, đó là rồng mang bàn tay phụ nữ. Chiếc long sàng này cùng long sàng trước Ngọ môn quan của đền đã được công nhận là Bảo vật quốc gia
Từ sân rồng bước lên là khu đền thờ chính. Đây là một kiến trúc gồm Bái đường có 5 gian, tiếp đến là Thiêu hương với kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Ðinh. Hết toà Thiêu hương là chính cung có 5 gian, nơi thờ vua Ðinh và các con
Phía sau khu đền thờ chính là nơi thờ phụ thân và phụ mẫu của vua Đinh, một khu nhà có 5 gian
Các nhà nghiên cứu đánh giá, đền thờ Vua Ðinh Tiên Hoàng là một công kiến trúc độc đáo với giá trị nổi bật là các tác phẩm chạm khắc gỗ và đá có niên đại từ thế kỷ 17 - 19
Cận cảnh các chi tiết chạm khắc gỗ giàu tính nghệ thuật ở tòa Bái đường
Ngoài hai chiếc long sàng Bảo vật quốc gia, đền thờ Vua Đinh có những bức tượng nghê đá được coi là chuẩn mực cho việc tạo hình linh vật Việt Nam
Khuôn viên đền có nhiều tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tôn thêm vẻ đẹp, sự tôn nghiêm của ngôi đền thiêng
Cũng như các di tích khác thuộc cố đô Hoa Lư, đền Vua Đinh nằm trong quần thể Di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận năm 2014
Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu, tạc theo kiểu yên ngựa
Gian bên phải thờ tượng thái tử Hạng Lang và Đinh Toàn, là hai con thứ của Vua
Gian bên trái thờ tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn, là con trưởng của vua
Tìm hiểu Đền vua Lê Đại Hành
Tương tự như đền vua Đinh, đền vua Lý cũng được thời Hậu Lê phục dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”, nhưng có quy mô nhỏ hơn.
Nghi môn ngoại là 3 gian, có đường chính đạo lát gạch. Bên trái là hòn non bộ lớn tượng hình chim phượng múa, cao 3m. Bên phải là nhà Tiền bái, phía mặt tiền có hòn non bộ Hổ phục bên cạnh là gốc cây duối khoảng 300 năm tuổi. Bên trái nhà Tiền bái là hòn non bộ Voi quỳ, trên đó có khắc chữ Hán “bất di”.
Nghi môn nội cũng được xây dựng 3 gian, hai bên có hai vườn hoa, tiếp đó đến hai dãy Nhà vọng. Ở giữa vườn hoa, bên phải có hai non bộ Phương ấp, bên trái có hòn non bộ Long Mã. Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá.
Phía trước Chính điện thờ vua Lê Đại Hành
Đền thờ vua Lê Đại Hành
Tượng thờ vua Lê Đại Hành
Tượng thờ hoàng hậu Dương Vân Nga
Lễ hội đền vua Đinh, vua Lê là một trong những lễ hội đặc sắc, mang giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc. Lễ hội được tổ chức hằng năm trong 3 ngày, từ ngày 8 - 10 tháng 3 ( m lịch).
Trong lễ hội có nhiều nghi lễ độc đáo như: lễ mở cửa đền, lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ dâng hương, lễ tế, cờ lau tập trận, kéo chữ Thái Bình,… Không chỉ vậy, Ban tổ chức còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian thú vị như: đấu vật, thi bơi,… để tái hiện, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn tới các vị vua và quan thần đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất thiên hạ. Lễ hội nhận được sự quan tâm sâu sắc của du khách trong và ngoài nước.
Tổng hợp.