DIỄN ĐÀN “BẢO TỒN VĂN HÓA HỢP TÁC THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á”: TÔN VINH TINH HOA DÂN TỘC

Đăng ngày: 14/01/2023 , 11:33 GMT+7

Vào sáng Chủ nhật, ngày 18/12/2022, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á đã phối hợp cùng Viện Nghiên Tài chính Đầu tư và hợp tác Thương mại Đông Nam Á tổ chức Diễn đàn “Bảo tồn Văn hóa Hợp tác Thương mại Đông Nam Á”. Chương trình mang ý nghĩa thúc đẩy và biểu dương đóng góp to lớn của các nghệ nhân và doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế đất nước.

GS. TS. Bùi Minh Trung – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội cùng TS. Nguyễn Dũng Thương – Viện Trưởng viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư hợp tác Đông Nam Á trao kỷ niệm chương cho các đơn vị

Diễn đàn “Bảo tồn Văn hóa Hợp tác Đông Nam Á” đã được phát trực tiếp trên kênh VTC6 nhằm ghi nhận đánh giá biểu dương và khích lệ những đóng góp to lớn của các doanh nhân, doanh nghiệp, các nghệ nhân, các nhà lãnh đạo, các nhà hoạt động văn hóa có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế đất nước ngày càng phồn vinh, thịnh vượng, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Khi phát biển khai mạc diễn đàn, TS. Nguyễn Dũng Thương đã nhấn mạnh về khó khăn của di sản trong bối cảnh kinh tế hội nhập khu vực: “Bảo tồn di sản văn hóa đang đối mặt với mhiều thách thức, khó khăn trong việc xử lí hài hòa giữa các mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; giữa giữ gìn và khai thác, giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa”. Diễn đàn được tổ chức với tôn chỉ phát triển giao thương, xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp, bảo tồn, quảng bá phát huy nét đẹp giá trị văn hóa trong bối cảnh đại dịch COVID  còn diễn biến phức tạp và những biến động thị trường do tác động của cuộc xung đột trên thế giới.

TS. Nguyễn dũng Thương phát biểu khai mạc chương trình Diễn đàn “Bảo tồn Văn hóa Hợp tác Thương mại Đông Nam Á”

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Dũng Thương cũng đã đề cập tới nhiều chỉ số cho thấy nền kinh tế của ASEAN vẫn tăng trưởng mạnh mẽ ở các quốc gia. Trong đó có Việt Nam vẫn đang tăng cường hội nhập, thúc đẩy chặt chẽ trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, thương mại, vì bảo vệ hòa bình khu vực. Đặc biệt, du lịch với lễ hội văn hóa vùng miền được tổ chức ở nhiều nơi giúp cho Việt Nam quảng bá nét đẹp con người Việt Nam tới du khách quốc tế. Điều này giúp tăng cường hội nhập, giao lưu văn hóa, giữ gìn nét đẹp văn hóa như lễ hội thờ Mẫu tam phủ được UNESCO công nhận và quảng bá văn hóa Việt Nam. Có thể nói đây là chìa khóa của sự phát triển và đảm bảo an ninh kinh tế của mỗi quốc gia.

Ông Phạm Văn Thăng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á cùng GS.TS. Bùi Minh Trung trao tặng kỷ niệm chương cho các nghệ nhân và đơn vị có thành tích xuất sắc trong gìn giữ và bảo tồn văn hóa

Diễn đàn Bảo tồn Văn hóa Hợp tác Thương mại Đông Nam Á còn có sự tham gia tiết mục âm nhạc văn hóa truyền thống do các nghệ nhân và đơn vị về bảo tồn văn hóa di sản tổ chức như: thanh đồng Bùi Thị Mão (Quảng Ninh),CLB Di sản văn hóa Dân gian người Thái huyện Mường La (Sơn La),nghệ nhân quan họ Quang Thạnh (Bắc Ninh)... v.v

Thanh đồng Bùi Thị Mão tái hiện giá hầu “Chúa Đệ nhất Tây thiên” tại diễn đàn

Tiết mục “Múa Hoa Ban” của các thành viên của CLB Di sản văn hóa Dân gian người Thái huyện Mường La tỉnh Sơn La

Trong buổi diễn đàn, ông Nguyễn Văn Tâm – phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á đã trao quyết định thành lập Trung tâm và thẻ Hội Viên cho Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam. Hội viên của Trung tâm đều là những nghệ nhân tâm đức,  và có những thành tựu đóng góp to lớn trong gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc.

Toàn cảnh hội trường diễn đàn "Bảo tồn văn hóa hợp tác thương mại Đông Nam Á": Tôn vinh tinh hoa dân tộc

Với bề dày nghìn năm văn hiến, Việt Nam đã có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể và vật thể vô cùng phong phú. Kho tàng đó là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các thế hệ hôm nay kế thừa khai thác, phát huy để phục vụ tốt cho kinh tế xã hội. Trong những năm qua, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khả quan. Từ đó, góp phần trau truyền các giá trị của quá khứ và  khai thác tốt phương diện kinh tế  của di sản văn hóa, đóng góp hiệu quả cho ngân sách quốc gia.

An Anh.

Đăng ngày: 14/01/2023 , 11:33 GMT+7

Tin liên quan