Đền thờ Tô Hiến Thành - Trần Khát Chân còn được gọi là Nghè Vĩnh Gia tọa lạc trên gò đất cao hình đầu rồng, thường gọi là cồn Tai Long, có địa thế phong thủy đẹp. Đền hướng Tây Bắc với khuôn viên hơn 7.000 m2, kiến trúc theo hình chữ tam gồm Tiền đường, Trung đường và Hậu cung.
Đền thờ Tô Hiến Thành, Trần Khát Chân (hay còn gọi là Nghè Vĩnh Gia)
Đền được xây dựng từ thế kỷ XVI. Qua thời gian và biến cố lịch sử, đền bị hư hại gần hết. Đền được dâng làng trùng tu, phục hồi vào những năm 2001 - 2011 với diện mạo như ngày nay. Đền thờ Tam vị Đại Vương: Thái sư Tô Hiến Thành, Lưỡng vệ Tướng quân Trần Khát Chân và Đức thánh cả Tiên Hiền Thiên Tôn.
Đền thờ Tam vị Đại Vương
Hiện nay, ngôi đền còn lưu giữ được 29 đạo sắc phong có từ thời Hồng Đức nguyên niên (1557) đến thời Duy Tân (1009). Tất cả đều ở dạng nguyên bản Hán - Nôm. Các đạo sắc phong này có nội dung chủ yếu là ca ngợi công lao giúp dân, giúp nước trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, giữ vững bờ cõi của các vị thần thời Lý - Trần hiện đang được thờ phụng tại nghè.
Ngôi đền còn lưu giữ được 29 đạo sắc phong có từ thời Hồng Đức nguyên niên (1557) đến thời Duy Tân (1009). Tất cả đều ở dạng nguyên bản Hán - Nôm
Những bản đạo sắc phong này không chỉ là một thành tố quan trọng cấu thành nên hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của xứ Thanh mà đây còn là nguồn tư liệu quý mang giá trị lớn lao về văn hóa và lịch sử của đất nước, con người Việt Nam.