Vào thời Hùng Duệ Vương, theo lệnh của Ngọc Hoàng, vua cha Bát Hải đã cùng 5 người con trai của mình giúp vua Hùng dựng nước và giữ nước. 5 người con của Vua Cha Bát Hải được suy tôn là “Ngũ Quan Tôn Ông”. Quan lớn Đệ Tứ được giao trọng trách là Quan Lớn khâm sai, quyền cai Tứ Phủ. Các triều đại phong kiến sau này đã sắc phong cho Ngài là “Thủy Thần Đệ Tứ” Ngài đã chọn bến nước nơi đây làm nơi ngự lại.
Cổng Tam Quan của Đền
Để tri ân công đức của Ngài, nhân dân đã lập đền thờ Ngài tại bến nước này, nay thuộc khu phố Đông Thái, thị trấn Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng.
Theo thần tích của đền, thì ngôi đền này có từ thời Vua Hùng. Tuy nhiên, khi thực dân Pháp xâm lược, thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiến của nhà nước, đền thờ Ngài buộc phải tháo dỡ.
Sau khi đất nước giải phóng, đền đã được khôi phục lại trên nền đất cũ. Nhưng, do đền nằm sát bờ sông, xảy ra tình trạng sạt lở nên đã một lần di chuyển lên nền đất cao hơn. Và cho đến năm 2010, ngôi đền mới chính thức được xây dựng như ngày nay. Ngôi đền được xây dựng với sự quyết tâm và tâm huyết của Thủ Nhang Bùi Đức Tám cùng sự quyên góp, tâm đức của nhân dân và các du khách thập phương.
Ngôi đền được xây dựng với sự quyết tâm và tâm huyết của Thủ Nhang Bùi Đức Tám cùng sự quyên góp của bà con
Ngôi đền tọa lạc tại ngã ba sông, có địa thế phong thủy đẹp. Ngôi đền tuy nhỏ nhưng rất khang trang gồm có 1 gian đại bái với ba ban: chính giữa là Ban Công Đồng, ban thờ chúa Sơn Trang nằm ở bên trái và bên phải là ban thờ Đức Thánh Trần. Cung cấm thờ Đức Quan Đệ Tứ nằm ở bên trong. Cổng Tam Quan của Đền được xây dựng khá ấn tượng.
Đền Quan Đệ Tứ là ngôi đền chính thờ Quan Đệ Tứ Khâm Sai
Đền Quan Đệ Tứ là ngôi đền chính thờ Quan Đệ Tứ Khâm Sai. Quan Đệ Tứ Khâm Sai còn được phối thờ ở hầu hết các phủ đền trong Năm Tòa Ông Lớn. Còn theo một nguồn tài liệu tham khảo, thì tiệc ông được tổ chức vào ngày 24 tháng 4 (Âm lịch) hằng năm.
Cũng theo dân gian, trong tòa quan lớn, Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai ít khi giáng đồng nhất, cũng khi nào có đại lễ mới thỉnh ông về. Khi ngự đồng ông mặc áo vàng thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương khai quang rồi chứng sớ điệp. Thông thường, khi mở phủ khai đàn, người ta mới hay thỉnh Quan Đệ Tứ về để chứng đàn Địa Phủ (gồm long chu, phượng mã, tượng phục, nghê quỳ (voi và nghê hoặc lân))… tất cả đều màu vàng.
Ngôi đền gắn liền với huyền tích về sự linh thiêng của Quan Đệ Tứ
Ngôi đền Quan Đệ Tứ này gắn liền với nhiều câu chuyện linh thiêng, từ những ngày đầu đổ móng xây dựng đền đến ngày đền khánh thành, câu chuyện về cái chuông, ông rắn. Và mới đây là câu chuyện một thanh đồng ở Thủy Nguyên, đều rất ly kỳ và tâm linh, được truyền miệng trong dân gian.