Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á tổ chức “Diễn đàn bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc”

Đăng ngày: 25/06/2023 , 11:26 GMT+7

Mới đây, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Văn phòng chính phủ, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á đã tổ chức Diễn đàn bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc. 

Ông Phạm Văn Thăng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á phát biểu tại diễn đàn

Chương trình có sự hiện diện của Ông Phạm Văn Thuận - Lãnh đao Ban Pháp chế Tôn giáo Chính phủ; Hòa thượng Thích Nhật Phát - Thành viên Hội đồng chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ 9, ủy viên Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á; Tiến sĩ Phạm Tiến Dũng - Trưởng Ban tôn giáo TP. Hà Nội; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Văn hóa Phương Đông; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người; Ông Chúc Kim Vinh - Tổng biên tập tạp chí Sức khỏe, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội tại diễn đàn; Ông Nguyễn Ngọc Long - Nguyên Phó cục trưởng Cục Y tế, Bộ giao thông vận tải; Bà Vũ Thị Mai - Phó Viện trưởng Viện Trí Việt; Nhà báo Nguyễn Văn Phú - Phó giám đốc kênh truyền hình VTC10, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC; Ông Đào Mạnh Hoàn - Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ; Bà Đặng Thị Mát - Giám đốc Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di tích, Lịch sử Văn hóa Ba Vì…

Các đại biểu tham dự Diễn đàn bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc

Về phía Ban tổ chức, có Ông Phạm Văn Thăng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á; Ông Nguyễn Văn Tâm – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á, Phó trưởng Ban thường trực Ban tổ chức Chương trình; Ông Phạm Ngọc Linh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á; Các ông bà lãnh đạo ủy viên Ban thường vụ, Ban chấp hành của Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á… cùng các đơn vị, Doanh nhân, Doanh nghiệp, Nghệ nhân, Lương y, cá nhân xuất sắc được tôn vinh.

Ông Phạm Văn Thuận - Lãnh đạo Ban Pháp chế Tôn giáo Chính phủ (bên phải); Ông Phạm Văn Thăng (ở giữa) - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á và Ông Chúc Kim Vinh - Tổng biên tập tạp chí Sức khỏe, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội tại diễn đàn (bên trái)

“Diễn đàn bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc” được tổ chức không chỉ nhằm ghi nhận, tuyên dương các nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp, Lương y, cá nhân tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển Di sản văn hoá, đóng góp tích cực trong công tác xã hội, mà còn nhằm mục đích đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của người Việt. 

Năm 2016, UNESCO công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều này một lần nữa khẳng định những giá trị không thể phủ nhận của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống của người Việt.  
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy và có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm. Nói về nguồn gốc hình thành, một số nhà nghiên cứu cho rằng, tục thờ Thánh Mẫu có từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên kết hợp với tín ngưỡng thờ nữ thần rất phát triển trong xã hội mẫu hệ (gọi nữ thần là Mẹ-Mẫu-Mế). Qua quá trình tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng thờ mẹ thiên nhiên ban đầu đã hòa cùng các tôn giáo khác để trở thành một tín ngưỡng bản địa riêng có của Việt Nam. 

Một số tiết mục văn nghệ đặc sắc tại Chương trình

Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, lan tỏa và được thực hành ở nhiều địa phương trong cả nước. Đây là một loại hình tín ngưỡng dân gian phản ánh rõ nét tâm hồn người Việt, tín ngưỡng thờ Mẫu có sức sống mãnh liệt dẻo dai, uyển chuyển phù hợp với mọi hoàn cảnh lịch sử đất. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có sự gắn bó, dung hòa với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, nương tựa, bổ sung cho nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển.

Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, đề cao lòng tự hào dân tộc và gắn kết cộng đồng; thừa nhận sự tương đồng, tôn trọng đa dạng văn hóa. Đối với người dân Việt Nam tín ngưỡng thờ Mẫu là niềm tin thiêng liêng, là sức mạnh gắn kết cộng đồng, là điểm tựa tinh thần dân tộc giúp vượt qua mọi khó khăn, thách thức của lịch sử để tồn tại và phát triển.

Hòa thượng Thích Nhật Phát - Thành viên Hội đồng chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ 9, ủy viên Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á cùng Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người trao kỷ niệm chương cho các cá nhân xuất sắc

Ông Nguyễn Ngọc Long - Nguyên Phó cục trưởng Cục Y tế, Bộ giao thông vận tải (bên phải) và Ông Phạm Văn Thăng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á trao kỷ niệm chương cho các cá nhân

Nhà báo Nguyễn Văn Phú - Phó giám đốc kênh truyền hình VTC10, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC (bên trái) và Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người trao kỷ niệm chương cho các cá nhân xuất sắc

Các nhân, doanh nghiệp, đơn vị… có đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, phát huy các di sản văn hóa dân tộc được trao kỷ niệm chương

Tại diễn đàn, Ban tổ chức đã trao kỷ niệm chương ghi nhận công lao của các nghệ nhân trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị di sản của dân tộc. Đồng thời, trao kỷ niệm chương nhằm biểu dương và khích lệ những đóng góp to lớn của các Doanh nhân, Doanh nghiệp, Nghệ nhân, Lương y, cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát triển kinh tế đất nước ngày càng phồn vinh, thịnh vượng, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Cùng với trao kỷ niệm chương cho các cá nhân, đơn vị, Diễn đàn bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc cũng đã trao quyết định bổ nhiệm ủy viên Hội đồng Viện. 

Việc tổ chức Diễn đàn bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc sẽ là cơ sở vững chắc để Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á nói riêng và cả nước nói chung nêu cao vai trò gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa của cha ông, của đất nước. 

Đăng ngày: 25/06/2023 , 11:26 GMT+7

Tin liên quan