Đại Lễ Phật Đản 2022: Ý nghĩa và thực đơn món chay cúng Phật

Đăng ngày: 07/05/2022 , 22:31 GMT+7
Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Ý nghĩa ngày lễ Phật Đản

Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông),mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng),và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật... để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

Danh sách món chay cúng lễ Phật Đản

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay. Món chay cúng Phật rất đa dạng và dễ ăn, gia chủ có thể tham khảo danh sách các món chay dưới đây:

Hủ tiếu chay: thử làm món hủ tiếu chay theo kiểu miền Nam hoặc miền Bắc. Hủ tiếu chay khô (2 tô) hay hủ tiếu nước chay đều rất được quý Phật tử ưa thích. Trong hủ tiếu chay sẽ có những nguyên liệu như: hủ tiếu, đậu hũ, nấm hương, nấm rơm, cà rốt, củ cải đường, hoành thánh,...

Cà ri chay: thử ngay món cà ri ăn cùng bánh mì thơm ngon. Các loại rau củ nấu cà ri sẽ có bắp non, đậu hũ chiên, khoai, nấm hương, nấm mèo, nước cốt dừa,...

Mì xào chay: mì xào chay sẽ là món dễ làm, để được thời gian lâu mà không sợ hỏng, nên dùng trong ngày. Hãy chuẩn bị mì (hủ tiếu),nui, ớt chuông, nấm, rau cải, cà rốt, nước tương để trộn.

Bún bò chay: thật sự điểm làm nên những món ăn chay sẽ là hương vị của nó. Bún bò chay có màu đẹp mắt, rau củ ngọt tự nhiên, ăn cùng rau sống sa tế quả chuẩn vị.

Đậu hủ chiên sả ớt chấm nước tương: món này làm đơn giản bằng cách chuẩn bị đậu hũ tươi, cắt miếng vừa lớn. Khứa nhẹ lên miếng đậu, nhét phần sả ớt băm ướp hạt nêm và đem đậu hũ chiên vàng. Món ăn ăn kèm cơm, bún đều rất ngon.

Mì căn trộn: món này cách làm đơn giản nhưng sự khéo kéo khi chiên mì căn, khi nêm gia vị mới làm nên hương vị của món ăn. Món này trình bày rất bắt mắt, hơi giống món gà bóp của người miền Trung.

Đăng ngày: 07/05/2022 , 22:31 GMT+7

Tin liên quan