Tham dự buổi tọa đàm, có sự hiện diện của Ông Phạm Văn Thăng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á; cùng các Doanh nhân nhà lãnh đạo ASEAN, các doanh nghiệp tiêu biểu; các Tăng Ni phật tử, Các Đồng Đền, Bản Điện, Đồng Thầy, Thanh Đồng, Đạo Quan, các nhà hoạt động văn hoá tâm linh tiêu biểu, các Cá Nhân, Lương Y Tâm Tài, thầy thuộc tiêu biểu... trong và ngoài nước.
Ông Phạm Văn Thăng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Các đại biểu tham dự tọa đàm tập trung thảo luận các vấn đề chính như: Đánh giá thực trạng và hiệu quả của công tác truyền thông với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phương Đông trong thời gian qua; sự phối hợp truyền thông giữa các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa, địa phương trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phương Đông; các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông về di sản văn hóa phương Đông trong thời gian tới; biểu dương các gương mặt tiêu biểu đã có đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa.
Tọa đàm bảo tồn và phát huy văn hóa Phương Đông là một trong những hoạt động thường niên của Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á. Tọa đàm lần này được tổ chức nhằm góp phần làm rõ hơn vai trò, đóng góp quan trọng của các đơn vị bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tiêu biểu là các Viện, công ty hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Cùng với đó là nâng cao vai trò của truyền thông với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; đồng thời giúp các nhà quản lý, nhà báo nhận diện thực chất hơn về hiệu quả, thực trạng công tác quản lý này.
Ông Phạm Văn Thăng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển Văn hóa Đông Nam Á cùng đại diện Ban tổ chức trao bằng khen cho các cá nhân, tổ chức có đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa
Trực thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á - Việt Nam, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hóa Đông Nam Á (số 9 đường Lạc Trung, phường Liên Bản, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) được biết đến là một tổ chức khoa học và công nghệ, nơi đã và đang lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc của người Việt.
Viện hoạt động trong các lĩnh vực chính là: Nghiên cứu đặc trưng văn hóa của các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á; Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cổ: Nghi thức, nghi lễ cổ truyền; Nghiên cứu khoa học, sưu tầm, bảo tồn và thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật dân gian, vật thể, phi vật thể và văn hóa ẩm thực tại các vùng miền của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Dịch vụ KH&CN như: Tư vấn, tổ chức sự kiện, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong các lĩnh vực nêu trên.
Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Viện.
Bên cạnh đó, Viện thường xuyên tổ chức các Hội nghị, diễn đàn với mục đích gìn giữ và phát huy các giá vị văn hóa như: Diễn đàn bảo tồn văn hóa & hợp tác thương mại Đông Nam Á; Diễn đàn Bảo tồn, phát triển Di sản Văn hóa Dân tộc; Diễn đàn giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế, kết nối tình hữu nghị Việt - Trung; Chương trình giao lưu tín ngưỡng thờ Mẫu tại Đền Hạ Quốc Mẫu Tây Thiên, bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt; Chương trình dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, giao lưu văn hóa & Tham quan khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phủ Chủ Tịch; Tọa đàm bảo tồn và phát huy văn hóa Phương Đông…; tổ chức các lễ biểu dương, khen thưởng…
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, Ban tổ chức đã tổ chức Lễ biểu dương khen thưởng, trao bằng khen cho các Doanh nhân, doanh nghiệp, nhà lãnh đạo tâm tài ASEAN; Thầy thuốc lương y tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương; Tấm gương sáng trong công tác bảo tồn và quảng bá di sản Văn Hoá Việt ra thế giới; Không gian văn hoá tín ngưỡng của người Việt; Gia tộc bảo tồn tín ngưỡng Văn hoá dân gian; Nghệ nhân bảo tồn phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc; Nghệ nhân văn hoá tâm linh tiêu biểu Đông Nam Á; Nhà hoạt động xã hội tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương; Các Tăng Ni phật tử, các Đồng Đền, Bản Điện, Đồng Thầy, Thanh Đồng, Đạo Quan, các nhà hoạt động văn hoá tâm linh tiêu biểu, Lương Y Tâm Tài trong và ngoài nước có đóng góp tích cực trong việc bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa phương Đông.