Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hóa Đông Nam Á tổ chức Chương trình Hào khí Việt Nam

Đăng ngày: 25/11/2023 , 08:45 GMT+7

Trong khuôn khổ các hoạt động thường niên mang ý nghĩa thiết thực về xây dựng, phát triển và quảng bá nền văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, ngày 8/10/2023 vừa qua, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hóa Đông Nam Á và tạp chí Thương gia và Thị trường cùng một số cơ quan hữu quan đã tổ chức chương trình “Hào khí Việt Nam” với chủ đề “Văn hóa Bản sắc - Hội nhập” tại Thủ đô Hà Nội. 

Ông Phạm Văn Thăng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển văn hóa Đông Nam Á

Tín ngưỡng, tôn giáo là hiện tượng xã hội cổ xưa nhất của nhân loại, quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia trong đó có Việt Nam. 

Tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam, với tư cách là một bộ phận cấu thành của văn hóa, một mặt tạo ra sự phong phú cho văn hóa Việt Nam, mặt khác góp phần lưu giữ, phát triển những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam. 

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của lịch sử; là biểu tượng của sự trường tồn, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Kho tàng di sản văn hóa đồ sộ đó không chỉ góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng mà còn đem lại những giá trị cho sự phát triển kinh tế- xã hội. 

Những năm qua, các di sản văn hóa được nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy, đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua hoạt động du lịch, giao lưu văn hóa và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Di sản văn hóa ở Việt Nam đã và đang thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp, quyết định vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Là một tổ chức khoa học và công nghệ, trực thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á đã và đang lưu giữ và phát huy những giá trị văn dân tộc của người Việt.

Viện hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu là: Nghiên cứu đặc trưng văn hóa của các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á; Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cổ: Nghi thức, nghi lễ cổ truyền; Nghiên cứu khoa học, sưu tầm, bảo tồn và thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật dân gian, vật thể, phi vật thể và văn hóa ẩm thực tại các vùng miền của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Dịch vụ KH&CN như: Tư vấn, tổ chức sự kiện, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong các lĩnh vực nêu trên.

Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Viện.

Với tôn chỉ, mục đích rõ ràng cùng sự dẫn dắt của Ban lãnh đạo, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hóa Đông Nam Á đã và đang góp phần vào sự nghiệp bảo tồn các giá trị văn hóa của Việt Nam thông qua những hoạt động, chương trình cụ thể. Tiêu biểu vừa qua là tổ chức chương trình “Hào khí Việt Nam” với chủ đề “Văn hóa Bản sắc – Hội nhập”. 

Toàn cảnh chương trình

Chương trình có sự tham dự của Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Trưởng ban Ban thường trực, Ban công tác đại biểu, UBTV Quốc hội, Đại biểu QH khóa XV; Ông Bùi Thế Đức – Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thiếu tướng. TTND. TS Đỗ Thế Lộc – Phó Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Thương gia Thị trường, nguyên Giám đốc BV Y học cổ truyền Bộ Công an; Nhà báo. TS Hồ Hải Long -  TBT Tạp chí Thương gia và Thị trường, Trưởng ban tổ chức; Ông Phạm Văn Thăng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hóa Đông Nam Á… cùng các đơn vị, tổ chức, cá nhân, nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, tu sĩ, trụ trì đền/chùa có nhiều đóng góp vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Các đại biểu tham dự chương trình

Chương trình “Hào khí Việt Nam” là hoạt động thường niên mang ý nghĩa thiết thực về xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Với mục đích tuyên truyền, quảng bá cho các thương hiệu, sản phẩm; quảng bá nền văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, khởi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc. 

Đồng thời, chương trình nhằm ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các nhà quản lý, công trình văn hóa tâm linh, Trụ trì, sư thầy, tu sĩ, nhà nghiên cứu tâm linh tiêu biểu có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đơn vị, địa phương, ngành, đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 

Ông Phạm Văn Thăng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển văn hóa Đông Nam Á và đại diện Ban tổ chức trao tặng Bảng vàng, chứng nhận cho các cá nhân được vinh danh

Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức đã trao tặng Bảng vàng, chứng nhận "Nghệ nhân/Tu sĩ có nhiều thành tích đóng góp cho đạo pháp dân tộc; Nghệ nhân bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian; Nghệ nhân bảo tồn nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ; Nghệ nhân văn hóa tiêu biểu Đông Nam Á; Nhà từ thiện- hoạt động xã hội tiêu biểu". 

Bằng những hoạt động ý nghĩa và thiết thực, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển văn hóa Đông Nam Á đã và đang tích cực đóng góp vào sự nghiệp gìn giữ và phát triển Di sản Văn hóa của người Việt. Với tinh thần không ngừng cố gắng đó, tin tưởng rằng, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển văn hóa Đông Nam Á sẽ là một trong những đơn vị tiêu biểu trong sự nghiệp tôn vinh văn hóa Việt Nam.

Đăng ngày: 25/11/2023 , 08:45 GMT+7

Tin liên quan